Mục lục
- 1 Vay thế chấp là gì? Đặc điểm vay thế chấp
- 2 Các địa chỉ cho vay thế chấp hiện nay
- 3 Các hình thức vay thế chấp ngân hàng hiện nay
- 4 Các loại lãi suất áp dụng trong vay thế chấp hiện nay
- 5 Phương pháp tính lãi vay thế chấp ngân hàng
- 6 Điều kiện, thủ tục, quy trình vay thế chấp tại ngân hàng
- 7 Một số phí/ phạt phí khi vay thế chấp
Vay thế chấp là gì? Đặc điểm vay thế chấp
Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp (tên tiếng anh: Equity Loan/ Mortgage) là một hình thức vay tiền có tài sản đi kèm để bảo đảm cho khoản vay. Nghĩa là bên cho vay sẽ đưa cho bên vay một khoản tiền, ngược lại bên vay sẽ dùng những tài sản của mình (như bất động sản, phương tiện đi lại,…) nếu bên vay không trả được số tiền gốc đã vay và tiền lãi được sinh sẽ thì tài sản đó sẽ thuộc về bên cho vay. Điều này sẽ đảm bảo tính công bằng, giảm thiểu rủi ro cho vay.
Đặc điểm vay thế chấp
Cùng với vay tín chấp, vay thế chấp là những hình thức cho vay truyền thống và phổ biến hiện nay. Hình thức vay có một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Quyền sở hữu tài sản: Người vay vẫn có quyền sở hữu và sử dụng các tài sản, các tổ chức tín dụng chỉ giữa lại các giấy tờ liên quan đến tài sản đó. Điều này sẽ đảm bảo tính công bằng, giảm thiểu rủi ro cho vay. Trong trường hợp người vay không thanh toán được khoản tiền đã vay thì tài sản đó sẽ thuộc về các cá nhân, tổ chức cho vay theo như hợp động hai bên đã thỏa thuận.
- Tài sản đảm bảo đa dạng: Tài sản thế chấp cần đảm bảo có giá trị và thuộc quyền sở hữu của người vay. Một số loại tài sản thường dùng làm vật thế chấp như sổ hồng/ sổ đỏ nhà cửa, máy móc, xe máy, ô tô,…
- Hạn mức lớn: Các ngân hàng hoặc các công ty tài chính sẽ định giá tài sản để cho vay, thông thường, người vay có thể vay từ rơi 70 – 100% giá trị tài sản đảm bảo.
- Tài sản đảm bảo đa dạng: Tài sản thế chấp cần đảm bảo có giá trị và thuộc quyền sở hữu của người vay. Một số loại tài sản thường dùng làm vật thế chấp như nhà cửa, máy móc, xe máy, ô tô,…
- Thời hạn vay linh hoạt, thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người đi vay.
So sánh vay thế chấp và vay tín chấp
Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài tiêu chí để bạn có thể dễ dàng so sánh và phân biệt giữa hai hình thức vay:
Tiêu chí | Vay thế chấp | Vay tín chấp |
Tên gọi khác | Vay có tài sản đảm bảo | Vay không có tài sản đảm bảo |
Cơ sở vay tiền | Hình thức vay dựa trên tài sản thuộc quyền sở hữu của người vay. | Hoàn toàn dựa vào uy tín và năng lực trả nợ của người vay. |
Đối tượng vay tiền | Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. | Thường là cá nhân |
Mục đích vay | Thường được sử dụng vào để mua các tài sản có giá trị khác (nhà, xe,…) và để sử dụng làm vốn kinh doanh. | Thường được sử dụng với mục đích tiêu dùng cá nhân như mua sắm, đi du lịch,.. |
Hạn mức khoản vay | Cao (thường từ vài chục triệu đến vài trăm triệu) | Thấp (thường từ vài triệu đến vài chục triệu) |
Lãi suất | Thấp hơn | Cao hơn |
Thời gian xét duyệt | Lâu hơn (các tổ chức tài chính cần phải định giá tài sản của khách hàng, thường từ 1-7 ngày) | Nhanh chóng (thời gian xét duyệt hồ sơ diễn ra trong vòng từ 1-3 ngày, một số tổ chức duyệt ngay trong ngày) |
Hình thức vay | Ít gói vay | Đa dạng gói vay |
Hồ sơ vay | Hồ sơ vay phức tạp với nhiều giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo. | Hồ sơ vay đơn giản, chỉ cần các giấy tờ tùy thân và giấy tờ lao động, chứng minh nguồn thu hàng tháng. |
Có nên vay thế chấp không?
Như đã nói ở trên thì vay thế chấp sẽ giúp bạn mua được những tài sản có giá trị cao mà tiết kiệm rất lâu vẫn không đủ, đặc biệt là một ngôi nhà. Do đó, các khoản thế chấp cho phép các cá nhân và gia đình mua nhà bằng cách chỉ đặt một khoản tiền đặt cọc tương đối nhỏ, chẳng hạn như 20% giá mua và trả phần còn lại trong thời gian sắp tới.
Với mức lãi suất không quá cao, dao động từ 6-12%/năm và thời gian vay dài giúp cho người vay giảm bớt gánh nặng kinh tế. Ngoài ra, khoản vay được đảm bảo bằng giá trị của tài sản trong trường hợp không trả được nợ cho tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của hình thức vay này là bạn cần phải có tài sản để thế chấp. Đối với những tài sản có giá trị không cao thì khoản tiền vay được sẽ không quá lớn. Đồng thời, việc thẩm định tài sản và xử lý hồ sơ cũng mất khá nhiều thời gian. Trong trường hợp cần gấp vốn thì vay thế chấp sẽ không phải lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Các địa chỉ cho vay thế chấp hiện nay
Vay thế chấp tại ngân hàng
Khi vay, ngân hàng luôn là sự lựa chọn đầu tiền với nhiều người. Không chỉ có độ uy tín, an toàn mà ngân hàng còn có những chính sách ưu đãi cho người vay như hạn mức lên tới 10 tỷ, thời gian vay kéo dài, đặc biệt, lãi suất khá thấp, dao động từ 6 -8%/năm. Tuy nhiên, đối với những khách hàng có nợ xấu thì rất khó có thể vay tại đây.
Dưới đây là mức vay thế chấp của một số ngân hàng:
Ngân hàng | Hạn mức | Lãi suất | Thời hạn vay |
Vietcombank | 70-90% giá trị TSBĐ | 7%/năm | 15 năm |
Vietinbank | 70- 80% nhu cầu | 7.7%/năm | 20 năm |
Agribank | 80-90% giá trị TSBD | 6- 7.5%/năm | 25 năm |
TP Bank | 70 – 90% giá trị TSBĐ | 7.5%/năm | 20 năm |
Sacombank | 90 – 100% như cầu | 6-7.5%/năm | 25 năm |
BIDV | 80 – 100% giá trị TSBĐ | 6-7.3%/năm | 20 năm |
MBBank | 70 – 90% giá trị TSBĐ | 6.9- 7.9%/năm | 15-25 năm |
VPBank | 70 – 100% giá trị TSBĐ | 6.9 – 8.6%/năm | 20 năm |
Techcombank | 70 – 90% giá trị TSBĐ | 7 – 8.29%/nă | 15 năm |
MSB | 70 – 90% giá trị TSBĐ | 7 – 10%/năm | 20 năm |
HDBank | 85% giá trị TSBĐ | 6.8%/năm | 20 năm |
SHB | 90% giá trị TSBĐ | 8.5%/năm | 20 năm |
OCB | 75-85% giá trị TSBĐ | 6%/năm | 15 năm |
HSBC | 75% giá trị TSBĐ | 6.5%/năm | 10- 15 năm |
ShinhanBAnk | 85% giá trị TSBĐ | 7.7%/năm | 10- 15 năm |
Vay thế chấp tại các công ty tài chính
Ngoài ngân hàng ra thì bạn có thể vay được tiền tại các công ty tài chính với rất nhiều hình thức và gói vay khác nhau, hơn nữa, thủ tục và quy trình cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.
Hạn mức vay tại đây cũng rất lớn, tuy nhiên mức lãi suất tại các công ty tài chính thường nhỉnh hơn các ngân hàng một chút. Nhưng bạn có thể yên tâm bởi lãi suất vay sẽ không có cao, chỉ chênh lệch từ 1 -3%.
Vay thế chấp tại tiệm cầm đồ
Tiệm cầm đồ cũng là địa chỉ nhiều người lựa chọn. Không mất thời gian di chuyển, không cần giấy tờ phức tạp, nhận tiền nhanh chóng là những ưu điểm khi vay tại đây. Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là hạn mức thường vài chục triệu, lãi suất cao, khả năng tài sản bị hỏng, mất là rất cao.
Các hình thức vay thế chấp ngân hàng hiện nay
Hiện nay có nhiều hình thức vay thế chấp khác nhau được phân loại dựa trên các tiêu chí:
Căn cứ vào hình thức thế chấp
Có hai loại thế chấp cơ bản nhất là thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp, trong đó:
- Thế chấp trực tiếp là loại hình thức vay thế chấp vưới tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.
- Thế chấp gián tiếp là loại hình thức vay thế chấp với tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người đi vay.
Để bạn dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ như sau: Khi vay tiền để mua xe thì với thế chấp trực tiếp, chiếc xe đó sẽ là tài sản đảm bảo; với thế chấp gián tiếp thì giấy tờ xe hoặc tài sản thay thế sẽ là tài sản đảm bảo.
Căn cứ vào mục đích vay thế chấp
Vay Kinh doanh
Vay kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm gia tăng, bổ sung nguồn vốn để thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp để mở rộng quy mô hiện tại, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc vay vốn này không mất nhiều thời gian, giúp cho người đi vay nhanh chóng thực hiện những dự định kinh doanh đã định. Hơn nữa, các ngân hàng thường có các chính sách riêng cho gói vay này để hỗ trợ người đi vay.
Một số đặc điểm hình thức vay có thể kể đến như:
- Mục đích vay vốn đa dạng: Mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, mua thêm trang thiết bị,…
- Có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển.
- Hạn mức vay lớn có thể lên tới 100% nhu cầu vốn.
- Thời hạn vay vốn dài lên đến 84 tháng.
Vay thế chấp mua nhà/ bất động sản
Hiện nay, giá nhà/ bất động sản ngày càng tăng nên rất nhiều người tích kiệm mãi vẫn chưa đủ tiền để mua. Nếu đang có nhu cầu, bạn có thể tham khảo gói vay thế chấp mua nhà/bất động sản. Với hình này, người đi vay có thể được hỗ trợ lên tới 100% nhu cầu vốn với mức lãi suất không quá cao, hơn nữa thời gian vay vốn kéo dài lên đến 20 năm.
Vay thế chấp mua xe
Vay thế chấp mua xe cũng là một trong những hình thức vay được ưa chuộng. Theo thống kê hiện nay thì có đến 85% cá nhân, hộ gia đình sở hữu ít nhất một chiếc xe. Chính vì vậy, các tổ chức, ngân hàng đều chấp nhận xe máy, ô tô là tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Lãi suất thế chấp xe thường rơi vào khoảng từ 7-14%/năm với thời hạn vay tối đa lên đến 84 tháng.
Vay thế chấp tiêu dùng
Đây là giải pháp tài chính giúp người vay giải quyết được những khó khăn về tài chính, chủ động trong việc sử dụng vốn để chi tiêu cho các nhu cầu của bản thân như mua sắm, giáo dục, du lịch,…
Các loại lãi suất áp dụng trong vay thế chấp hiện nay
Thế chấp lãi suất cố định (Fixed rate loan)
Đây là loại thế chấp có mức lãi suất cố định nghĩa là lãi suất sẽ không thay đổi trong toàn bộ thời hạn của khoản vay, cũng như các khoản thanh toán hàng tháng của người vay đối với khoản thế chấp. Nó hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ biến động nào, đặc biệt là lãi suất thị trường chung.
- Ưu điểm:
-
- Không bị ảnh hưởng bởi biến động, số tiền cần thanh toán sẽ không đổi trong suốt quá trình vay.
- Biết chính xác số tiền cần trả định kì, người vay dễ dàng trong việc kiểm soát tài chính bản thân.
- Nhược điểm:
-
- Lãi suất cố định thường chỉ áp dụng cho các khách hàng vay ngắn hạn.
- Nếu lãi suất giảm xuống so với thời điểm vay thì người vay vẫn phải thanh toán theo lãi suất đã ghi trong hợp đồng.
- Công thức tính lãi suất thả nổi: Lãi hàng tháng = Số tiền vay x lãi suất/ tháng
- Ví dụ: Khách hàng vay thế chấp 360.000.000 VNĐ với lãi suất 10%/năm với thời hạn 36 tháng (thanh toán theo tháng). Vậy số tiền lãi cần trả định kỳ = 360.000.000 x 10/12% = 3.000.000 VNĐ
Thế chấp có lãi suất điều chỉnh (ARM)
ARM được viết tắt cho cụm từ Adjstablle Rate Mortgage nghĩa là thế chấp theo lãi suất điều chỉnh hay còn gọi là lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất được cố định trong thời hạn ban đầu, sau đó có thể thay đổi định kỳ dựa trên lãi suất hiện hành trong quá trình vay.
Lãi suất ban đầu thường thấp hơn lãi suất thị trường, tuy nhiên sẽ được điều chỉnh theo lãi suất chung. Điều này có thể làm cho khoản thế chấp hợp lý hơn trong ngắn hạn nhưng có thể kém khả thi hơn trong dài hạn nếu lãi suất tăng đáng kể.
Mức độ chênh lệch giữa lãi suất ban đầu và lãi suất điều chỉnh là biên ARM.
- Ưu điểm:
- Lãi suất thả nổi theo các biến động của nền kinh tế. Trong trường hợp lãi suất giảm thì người vay sẽ giảm được gánh nặng tài chính.
- Nhược điểm:
- Lãi suất thay đổi trong quá trình vay sẽ khiến cho người vay khó xác định được số tiền phải thanh toán và bị động về mặt tài chính.
- Nếu lãi suất tăng thì tiền lãi cũng sẽ tăng lên, làm cho người vay càng thêm khó khăn.
- Công thức:
- Lãi suất điều chỉnh = Lãi suất cơ sở + Biên độ tham chiếu
- Số tiền lãi định kỳ = Số tiền vay x Lãi suất điều chỉnh/tháng
- Ví dụ: Khách hàng vay thế chấp 360.000.000 VNĐ với thời hạn 24 tháng, biên độ lãi suất là 0.3% tháng.
-
- Từ tháng 1 – 10, lãi suất cơ sở là 0.6%/tháng.
Lãi suất điều chỉnh = 0.6 + 0.3= 0.9%
Số tiền lãi trả = 360.000.000 x 0.9% = 3.240.000 VNĐ
-
- Từ tháng 11 – 20, lãi suất cơ sở là 0,8%/tháng
Lãi suất điều chỉnh = 0.8 + 0.3= 1.1%
Số tiền lãi trả = 360.000.000 x 1.1% = 3.960.000 VNĐ
-
- Từ tháng 21-24, lãi suất cơ sở là 0.7%/tháng
Lãi suất điều chỉnh = 0.7 + 0.3= 1.0%
Số tiền lãi trả = 360.000.000 x 1.0% = 3.600.000 VNĐ
Thế chấp có lãi suất hỗn hợp (Blended rate loan)
Blended rate loan là hình thức vay có lãi suất bao gồm lãi suất cố định và lãi suất điều chỉnh được áp dụng trong một quá trình vay. Nghĩa là tại một khoảng thời gian nhất định, các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng lãi suất cố định, sau đó khoản vay sẽ được tính theo lãi suất điều chỉnh.
Lãi suất này thường được áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn.
- Ưu điểm:
-
- Lãi suất ban đầu thường được quy định thấp hơn lãi suất chung. Người vay cũng dễ dàng tính được số tiền mình cần trả định kì.
- Tùy từng gói vay và tổ chức thì thời gian áp dụng lãi suất cố định sẽ khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng,… Hoặc khách hàng có thể tự thỏa thuận với tổ chức về thời gian áp dụng.
- Nhược điểm
-
- Sau thời điểm mức lãi suất ưu đãi thì khoản vay sẽ được áp dụng lãi suất thả nổi, tiền lãi sẽ phụ thuộc vào lãi suất chung tăng hay giảm.
- Công thức tính: Áp dụng công thức tính của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.
- Ví dụ: Khách hàng vay thế chấp 360.000.000 VNĐ với kì hạn 24 tháng, có áp dụng lãi suất cố định 0.8%/tháng trong 6 tháng đầu và trong các tháng còn lại, áp dụng lãi suất điều chỉnh với biên độ lãi 0.3%/tháng.
-
- Số tiền lãi trong 6 tháng đầu là 360.000.000 x 0.8% = 2.880.000 VNĐ
- Số tiền lãi trong các tháng tiếp theo, người vay sẽ phải trả tiền lãi cho các tổ chức tín dụng với mức lãi suất thả nổi có thể là 2.880.000 VNĐ hoặc 3.960.000 VNĐ,… (điều này phụ thuộc vào biến động của thị trường và chính sách lãi suất của tổ chức đó trong từng thời kì).
Phương pháp tính lãi vay thế chấp ngân hàng
Các ngân hàng thường áp dụng hai cách tính lãi suất dưới đây:
Tính theo dư nợ gốc
Tính theo dư nợ gốc (dư nợ ban đầu) nghĩa là số tiền lãi sẽ không thay đổi và được tính theo số tiền ban đầu, khách hàng đã vay xuyên suốt thời gian được ghi trong hợp đồng.
- Ưu điểm: Tiền lãi cố định trong suốt quá trình vay nên khách hàng sẽ không cần tính số tiền mình phải trả hàng tháng.
- Nhược điểm: Tổng tiền lãi phải trả lớn hơn tính theo dư nợ giảm dần
- Công thức:
Số tiền gốc và lãi trả hàng tháng = (số tiền vay + số tiền vay x lãi suất vay) / số tháng vay.
- Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu vay thế chấp tiêu dùng 50 triệu ở ngân hàng A với lãi suất là 12%, thời hạn vay 12 tháng (lãi suất tính theo dư nợ gốc) Vậy mỗi tháng, khách hàng cần thanh toán:
Tiền gốc = 50.000.000/12 = 4.166.667 VNĐ.
Tiền lãi = 50.000.000 x 12%/12 = 500.000VNĐ
Tổng tiền = 4.166.667 + 500.000 = 4.666.667 VNĐ
Tính theo dư nợ giảm dần
Tính theo dư nợ giảm dần là số tiền lãi sẽ dựa trên số tiền gốc còn lại sau khi khách hàng đã trả theo từng kỳ . Khi tính theo cách này cũng có nghĩa số lãi phải trả hàng kỳ sẽ nhỏ dần.
- Ưu điểm: Số tiền lãi nhỏ dần, tổng tiền phải trả sẽ nhỏ hơn tính theo dư nợ gốc., giảm bớt gánh nặng thanh toán.
- Nhược điểm: Khách hàng cần tự tính toán số tiền mình trả hàng tháng để có kế hoạch chi tiêu hợp lí.
- Công thức:
Số tiền lãi phải trả mỗi kỳ = (Số dư thực tế x Số ngày duy trì số dư thực tế nhân x Lãi suất tính lãi) /365
Trong đó:
-
- Số dư thực tế: Là số dư cuối ngày tính lãi của số dư nợ gốc trong hạn, số dư nợ gốc quá hạn, số dư lãi chậm trả thực tế mà Khách hàng còn phải trả cho VPBank được sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định của pháp luật.
- Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế cuối mỗi ngày không thay đổi.
- Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu vay thế chấp tiêu dùng 50 triệu ở ngân hàng A với lãi suất là 12%, thời hạn vay 12 tháng (tính theo dư nợ ban đầu). Vậy mỗi tháng, khách hàng cần thanh toán:
- Số tiền gốc trả hàng tháng = 50.000.000/12 = 4.166.667 VNĐ
- Tháng thứ nhất:
Tiền gốc trả tháng thứ nhất = 50.000.000
Tiền lãi = 50.000.000 x 12%/12 = 500.000 VNĐ
Tổng tiền = 4.166.667 + 500.000 = 4.666.667 VNĐ
-
- Tháng thứ hai:
Tiền gốc trả tháng thứ hai = 50.000.000 – 4.166.667 = 45,833,333 VNĐ
Tiền lãi = 45,833,333 x 12%/12 = 458.333 VNĐ
Tổng tiền = 4.166.667 + 458.333 = 4.625.000 VNĐ.
Tương tự tính cho các tháng tiếp theo đến tháng cuối cùng.
Điều kiện, thủ tục, quy trình vay thế chấp tại ngân hàng
Điều kiện vay
- Có quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, nằm trong độ tuổi lao động từ 18- 65.
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định.
- Mục đích sử dụng vốn rõ ràng hợp lý, không vi phạm pháp luật và có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả.
- Có tài sản thế chấp có giá trị, phù hợp với các hình thức vay, quy định, chính sách của ngân hàng.
- Có khả năng tài chính, có mức thu nhập hàng tháng ổn định:
- Tại thời điểm vay vốn không có nợ quá hạn, nợ xấu, dư nợ thế chấp, tín chấp các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Thủ tục vay
- Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu/ Sổ hổ khẩu/ Sổ tạm trú.
- Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bản sao hợp đồng lao động, bản sao kê lương hàng tháng tối thiểu ba tháng gần nhất,…
- Giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản
- Ảnh thẻ 3 x 4.
- Đơn đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn có của từng ngân hàng)
- Một số giấy tờ khác (nếu cần).
Quy trình thế chấp
Những người đi vay sẽ tìm kiếm các ngân hàng cung cấp hình thức vay thế chấp, sau đó sẽ làm đơn vay. Ngân hàng sẽ yêu cầu bên vay chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục cần thiết đảm bảo khả năng trả nợ, thông thường sẽ bao gồm giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD,..), giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và giấy tờ chứng minh thu nhập (hợp đồng lao động, bản sao kê lương,..).
Ngoài ra, những tổ chức lớn như ngân hàng hay công ty tài chính sẽ tiến hàng kiểm tra tín dụng, xem xét xem bên vay có nợ xấu không? Còn đối với bên cho vay là cá nhân thì bước này có thể có hoặc không.
Nếu đơn đăng ký được chấp thuận, hai bên cần thỏa thuận với nhau về khoản vay (lãi suất, hạn mức, thời điểm thanh toán, chi phí đi kèm) và ký hợp đồng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ đôi bên trong suốt quá trình vay.
Có thể tóm gọn bằng các bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn các hình thức vay, ngân hàng vay phù hợp
- Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết.
- Bước 3: Thẩm định tài sản
- Bước 4: Phê duyệt khoản vay, kí hợp đồng
- Bước 5: Giải ngân và thanh toán nợ
Một số phí/ phạt phí khi vay thế chấp
Phí trả nợ trước hạn
Phí trả nợ trước hạn là loại phí mà hầu hết các ngân hàng hay công ty tài chính đều áp dụng trong các hình thức vay. Loại phí này được áp dụng trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thanh toán trước thời hạn ghi trong hợp đồng một phần hoặc toàn bộ số tiền đã vay.
Mức phí hiện tại dao động từ 0-5% trên tổng số tiền trả trước hoặc dư nợ thực tế tính đến ngày thanh toán. Thông thường,các tổ chức tín dụng chỉ áp dụng trong 4 năm đầu trong thời hạn vay, từ năm thứ 5 trở về sau thì miễn phí hoàn toàn.
Ví dụ: Khách hàng vay vốn kinh doanh tại ngân hàng A với thời hạn 36 tháng. Sau 12 tháng, khách hàng đã có lợi nhuận và có mong muốn tất toán toàn bộ nợ. Vậy ngoài tiền gốc và lãi thì khách hàng cần trả thêm một khoản bằng a % x số tiền tất toán.
Phí cam kết rút vốn
Phí cam kết rút vốn được các ngân hàng thương mại áp dụng trong 2 trường hợp chính là hạn mức tín dụng chưa được sử dụng hết và khoản vay chưa được xử lí.
Có hai cách thu phí cam kết rút vốn:
- Cách 1: Ngân hàng thu phí ngay từ lần đầu giải ngân khoản vay/ tín dụng.
- Cách 2: Ngân hàng thu phí nếu khách hàng không làm theo các thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Phí cam kết rút vốn có hiệu lực từ thời điểm thỏa thuận và thường dao động từ 0.1- 04% tương đương với khoảng 500.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ.
Phí thẩm định tài sản đảm bảo
Trong việc vay thế chấp, thẩm định tài sản đảm bảo là cơ sở cho các tổ chức tín dụng xem xét khách hàng có thể vay bao nhiêu tiền. Các tổ chức tín dụng có thể tự mình thẩm định hoặc liên kết với các công ty thẩm định chuyên nghiệp để định giá tài sản.
Mức phí thẩm định chung của các ngân hàng như sau:
Giá trị tài sản thẩm định | Mức thu |
Dưới 500 triệu đồng | 1 – 2 triệu đồng |
Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng | 0.45% giá trị tài sản |
Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng | 0.35% giá trị tài sản |
Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng | 0.30% giá trị tài sản |
Từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng | 0.25% giá trị tài sản |
Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng | 0.20% giá trị tài sản |
Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng | 0.17% giá trị tài sản |
Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng | 0.15% giá trị tài sản |
Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng | 0.12% giá trị tài sản |
Trên 50 tỷ đồng | 0.11% giá trị tài sản |
Phí bảo hiểm khoản vay
Đối với những khoản vay lớn thì các ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng mua thêm bảo hiểm khoản vay, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vay cho đôi bên.
Đối với bảo hiểm khoản vay, thường có 2 loại chính sau:
- Phí bảo hiểm tài sản thế chấp: Đây là loại phí dành cho các tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng như máy móc thiết bị, ô tô, nhà, chung cư,… Nếu những tài sản này có hỏng hóc thì phía bên bảo hiểm sẽ chi trả.
- Phí bảo hiểm tử kỳ người vay: Đây là khoản phí được áp dụng cho một số đối tượng khách hàng với mục đích đề phòng rủi ro trong trường hợp khách hàng đột ngột qua đời và chưa trả hết nợ cho ngân hàng.
Phí phạt chậm trả
Phí phạt chậm trả là loại phí hay gặp nhất trong các hình thức vay mà tất cả các tổ chức tín dụng nào cũng áp dụng.
- Nếu khách hàng không thanh toán tiền lãi đúng hạn thì sẽ bị phạt thêm khoản với lãi suất 10%/năm theo số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
- Nếu khách hàng không thanh toán tiền gốc đúng hạn thì số dư nợ gốc sẽ chuyển thành nợ quá hạn. Mức lãi suất áp dụng trong trường hợp này là 150%.
Tùy vào nhu cầu vay và tình hình tài chính của mình, bạn có thể tìm cho mình một địa chỉ uy tín, chất lượng. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc khoản vay của bạn có được an toàn không. Rất nhiều người không tìm hiểu hoặc tìm hiểu qua loa nên rơi vào bẫy của lừa đảo hay tín dụng đen, dẫn tới nhiều việc không mong muốn. Vì vậy, hãy luôn tìm hiểu, cân nhắc và lên kế hoạch trước khi vay.
Và trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vay thế chấp. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn khoản vay phù hợp.